Tin tức
Người Việt và cách thưởng thức cà phê
Người Việt Nam từ lâu nay đã bị thứ cà phê pha bột ngô rang cháy, hương liệu hóa chất làm sai lệch khẩu vị.
Từ lâu nay người Việt Nam vẫn có niềm tự hào rằng cà phê Việt ngon nhất nhì thế giới, cà phê Tây nhạt toẹt. Rồi thì cà phê Starbucks sang chảnh nhưng có mùi không giống cà phê xịn... Liệu những quan điểm này có thật sự đúng?
Cà phê Việt thường bị pha trộn
Điều đầu tiên mình xin thành thật chia buồn với các bạn rằng: Đa số cà phê ở Việt Nam không phải là đồ uống nguyên chất, đúng hơn nó chỉ có chút ít cà phê, còn lại là hương liệu hóa chất, kèm theo chất độn là bắp ngô rang cháy. Do đó, cà phê Việt rất đặc, mùi nồng, khét lẹt, đặc biệt lại có màu đen sì. Cà phê thật sự từ hạt cà phê nguyên chất được rang lên thành màu nâu vàng, khi pha ra nước thì có màu trong suốt như hổ phách, cánh gián rất đẹp. Làm sao hạt cà phê màu nâu lại có thể pha thành nước màu đen được?
Cà phê thật vị bao giờ cũng hơi chua, thơm tự nhiên và không bao giờ có vị đậm đặc. Bởi vậy, khi uống cà phê Việt, các bạn đừng tự hào nghĩ mình đang uống đồ thật, không đâu, bởi đa phần chúng đều được pha với bột ngô rang cháy cùng chút phụ gia. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì giá cà phê hạt nguyên chất không hề rẻ, ví dụ như cà phê hạt Robusta rẻ nhất cũng khoảng 160k/kg. Với cái giá như thế thì để phục vụ cho thực khách một cốc cà phê vừa rẻ có vài nghìn, lại vừa đậm đặc thì không dùng phẩm màu, hương liệu thì biết làm thế nào.
Cà phê Việt ít được biết đến trên thế giới
Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng khi đi siêu thị nước ngoài không mấy khi thấy gói cà phê nào có ghi "Made in Việt Nam". Không những vậy, cà phê trồng ở nước ta chủ yếu là loại Robusta - loại cà phê thứ phẩm, trong khi đó thế giới người ta lại uống cà phê Arabica hảo hạng, thơm ngon hơn nhiều. Do đó, cà phê Việt Nam mang tiếng xuất khẩu nhiều nhưng có lẽ chỉ để bán cho các công ty trong nước làm đồ uống hòa tan đóng gói. Chứ người uống cà phê đích thực trên thế giới không mấy ai dùng Robusta của Việt Nam cả.
Người Việt Nam chê cà phê Starbucks là hoàn toàn thiển cận, nếu không muốn nói là "ếch ngồi đáy giếng", vì bản thân Starbucks có cà phê đen hoàn toàn được gọi là Brewed Coffee - tức từ hạt cà phê Arabica hảo hạng rang xay và pha chế tại chỗ không có thêm sữa hay đường. Còn các loại cà phê khác của Starbucks như Latte, Cappuccino... cũng giống cà phê trứng, cà phê sữa, bạc xỉu của người Việt. Đây là loại cà phê dành cho giới trẻ vì nó dễ uống hơn cà phê nguyên chất không pha trộn.
Tóm lại, người Việt Nam từ lâu nay đã bị thứ cà phê pha bột ngô rang cháy, hương liệu hóa chất làm sai lệch khẩu vị. Cho nên, khi uống cà phê thứ thiệt của Tây, chúng ta luôn nghĩ chỉ có cà phê Việt Nam ngon nhất. Thế nên, nếu muốn thưởng thức cà phê thật và tránh bệnh tật thì tốt nhất bạn nên tự mua hạt cà phê rang xay tại chỗ ở các cửa hàng, đồng thời yêu cầu họ không trộn thêm bất cứ phụ gia gì. Khi đó, bạn sẽ được tận hưởng hương vị cà phê đích thực.
Nguyễn Hoàng Anh
Từ lâu nay người Việt Nam vẫn có niềm tự hào rằng cà phê Việt ngon nhất nhì thế giới, cà phê Tây nhạt toẹt. Rồi thì cà phê Starbucks sang chảnh nhưng có mùi không giống cà phê xịn... Liệu những quan điểm này có thật sự đúng?
Cà phê Việt thường bị pha trộn
Điều đầu tiên mình xin thành thật chia buồn với các bạn rằng: Đa số cà phê ở Việt Nam không phải là đồ uống nguyên chất, đúng hơn nó chỉ có chút ít cà phê, còn lại là hương liệu hóa chất, kèm theo chất độn là bắp ngô rang cháy. Do đó, cà phê Việt rất đặc, mùi nồng, khét lẹt, đặc biệt lại có màu đen sì. Cà phê thật sự từ hạt cà phê nguyên chất được rang lên thành màu nâu vàng, khi pha ra nước thì có màu trong suốt như hổ phách, cánh gián rất đẹp. Làm sao hạt cà phê màu nâu lại có thể pha thành nước màu đen được?
Cà phê thật vị bao giờ cũng hơi chua, thơm tự nhiên và không bao giờ có vị đậm đặc. Bởi vậy, khi uống cà phê Việt, các bạn đừng tự hào nghĩ mình đang uống đồ thật, không đâu, bởi đa phần chúng đều được pha với bột ngô rang cháy cùng chút phụ gia. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì giá cà phê hạt nguyên chất không hề rẻ, ví dụ như cà phê hạt Robusta rẻ nhất cũng khoảng 160k/kg. Với cái giá như thế thì để phục vụ cho thực khách một cốc cà phê vừa rẻ có vài nghìn, lại vừa đậm đặc thì không dùng phẩm màu, hương liệu thì biết làm thế nào.
Cà phê Việt ít được biết đến trên thế giới
Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng khi đi siêu thị nước ngoài không mấy khi thấy gói cà phê nào có ghi "Made in Việt Nam". Không những vậy, cà phê trồng ở nước ta chủ yếu là loại Robusta - loại cà phê thứ phẩm, trong khi đó thế giới người ta lại uống cà phê Arabica hảo hạng, thơm ngon hơn nhiều. Do đó, cà phê Việt Nam mang tiếng xuất khẩu nhiều nhưng có lẽ chỉ để bán cho các công ty trong nước làm đồ uống hòa tan đóng gói. Chứ người uống cà phê đích thực trên thế giới không mấy ai dùng Robusta của Việt Nam cả.
Người Việt Nam chê cà phê Starbucks là hoàn toàn thiển cận, nếu không muốn nói là "ếch ngồi đáy giếng", vì bản thân Starbucks có cà phê đen hoàn toàn được gọi là Brewed Coffee - tức từ hạt cà phê Arabica hảo hạng rang xay và pha chế tại chỗ không có thêm sữa hay đường. Còn các loại cà phê khác của Starbucks như Latte, Cappuccino... cũng giống cà phê trứng, cà phê sữa, bạc xỉu của người Việt. Đây là loại cà phê dành cho giới trẻ vì nó dễ uống hơn cà phê nguyên chất không pha trộn.
Tóm lại, người Việt Nam từ lâu nay đã bị thứ cà phê pha bột ngô rang cháy, hương liệu hóa chất làm sai lệch khẩu vị. Cho nên, khi uống cà phê thứ thiệt của Tây, chúng ta luôn nghĩ chỉ có cà phê Việt Nam ngon nhất. Thế nên, nếu muốn thưởng thức cà phê thật và tránh bệnh tật thì tốt nhất bạn nên tự mua hạt cà phê rang xay tại chỗ ở các cửa hàng, đồng thời yêu cầu họ không trộn thêm bất cứ phụ gia gì. Khi đó, bạn sẽ được tận hưởng hương vị cà phê đích thực.
Nguyễn Hoàng Anh
Bài viết liên quan
+ Phân biệt cà phê Arabica và Robusta
+ BONKA COFFEE - MANG ĐẬM HƯƠNG VỊ VIỆT
+ 5 tác dụng bất ngờ của uống cà phê buổi sáng
+ Cách phân biệt cà phê thật và cafe giả
+ Tư vấn mở quán cafe với quy mô nhỏ từ A – Z
+ 5 cách thanh lọc cơ thể trong mùa tiệc tùng
+ Thói quen đi cà phê của người Sài Gòn
Hiển thị từ 1 đến 8 / 8 :